Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

A STUDY ON THE HUMAN RIGHTS PROTECTION PARADIGM IN THE CHINESE LEGAL FAMILY – FOCUSING ON ANCIENT CHINA AND VIETNAM

A STUDY ON THE HUMAN RIGHTS PROTECTION PARADIGM 

IN THE CHINESE LEGAL FAMILY – FOCUSING ON 

ANCIENT CHINA AND VIETNAM 


NGUYEN MINH TUAN; LIAO XIAOYING; DINH VAN LIEM,

RUSSIAN LAW JOURNAL,

ISSN 2309-8678 (Print)

ISSN 2312-3605 (Online),

Volume - XII (2024) Issue 2, pp. 1899-1908

Link to download: 

https://www.russianlawjournal.org/index.php/journal/article/view/4593/2957

Abstract: We  can achieve human rights protection through  different methods. To safeguard human rights  means  to  uphold  the  fundamental  circumstances  that  uphold  human  dignity  in  a  time  and location. This article aims to examine the legal systems of ancient China and Vietnam within the Chinese Legal  Family.  It  explores  the  different  approaches  to  safeguarding  human  rights  within  this  legal framework,  highlighting  that  procedural  law  is  not  the  sole  method  of  human  rights  protection. Whether it is substantive law or a combination of substantive law and procedural law, they are just different styles of human rights protection, and the results are ultimately the same.

Keywords: Chinese Legal Family, human rights protection paradigm, procedural justice, China, Vietnam

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

GIỚI THIỆU SÁCH CHUYÊN KHẢO "CÁC LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI"


GIỚI THIỆU SÁCH CHUYÊN KHẢO
"CÁC LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
TRÊN THẾ GIỚI"

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Văn Quân (Đồng chủ biên)

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2023 (Xuất bản tháng 9/2023. Mua và thanh toán trực tuyến tại: https://press.vnu.edu.vn/cac-ly-thuyet-phap-luat-duong...)

Nền tảng lý thuyết đối với bất kỳ ngành khoa học nào cũng đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với khoa học pháp lý cũng vậy, các lý thuyết pháp luật, đặc biệt là những lý thuyết đương đại tiêu biểu, những lý thuyết đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới là những vấn đề cơ bản, nền tảng, có tính chất quyết định đến sự định hình và phát triển của ngành khoa học này.

Những lý thuyết pháp luật nào đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay? Nội dung và ý nghĩa của những lý thuyết này là gì? Những vấn đề nào của lý thuyết còn bỏ ngỏ hoặc tiếp tục cần được nghiên cứu? Tất cả những vấn đề đó sẽ được phân tích, làm rõ một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc trong cuốn sách chuyên khảo này.

Hàng loạt các lý thuyết pháp luật đương đại như lý thuyết pháp luật tự nhiên đương đại của Lon Luvois Fuller, John Finnis; Lý thuyết pháp luật thực chứng đương đại của Jeremy Bentham, John Austin, Herbert Lionel Adolphus Hart; Lý thuyết pháp luật của Hans Kelsen; Lý thuyết pháp luật của Ronald Dworkin; Lý thuyết pháp luật của chủ nghĩa hiện thực Mỹ; Lý thuyết pháp luật của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Marx hiện đại; Lý thuyết xã hội học pháp luật (sociological jurisprudence); Lý thuyết về công lý của John Rawls (John Rawl's justice theory); Lý thuyết pháp luật nữ quyền (feminist legal theory) được giới thiệu, phân tích, làm rõ. Không những thế, từ những lý thuyết này, các tác giả cuốn sách cũng liên hệ về tình hình nghiên cứu các lý thuyết pháp luật đương đại ở Việt Nam và gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Thành công của cuốn sách chuyên khảo này là đã tiếp cận được với những tác phẩm gốc của chính tác giả lý thuyết, từng bước làm sáng tỏ nội dung từng lý thuyết pháp luật, trên cơ sở tìm hiểu cả ngữ cảnh lịch sử, văn hoá và bối cảnh của câu hỏi lý thuyết pháp luật đó. Tương ứng với từng lý thuyết, các vấn đề được giới thiệu và phân tích một cách nhất quán trong tất cả các Chương bao gồm về tác giả và những tác phẩm nổi tiếng của tác giả đó là gì, nội dung lý thuyết trong những tác phẩm đó bao gồm những phát hiện chính nào, những đóng góp của lý thuyết đó đối với khoa học pháp lý ra sao và những vấn đề nào còn bỏ ngỏ hoặc tiếp tục cần tranh luận.

Cuốn sách này không chỉ dành cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành luật hay những giảng viên, những nhà nghiên cứu khoa học pháp lý mà còn là cuốn sách hữu ích cho những nhà nghiên cứu khoa học xã hội, cho tất cả những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện về chủ đề này. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích đối với bạn đọc về vấn đề các lý thuyết pháp luật đương đại trên thế giới hiện nay.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến với bạn đọc!

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Ủy ban dân nguyện của Cộng hòa Liên bang Đức: một mô hình độc đáo


Ủy ban dân nguyện của Cộng hòa Liên bang Đức: một mô hình độc đáo

PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số chuyên đề 20 năm thành lập Ban dân nguyện, xây dựng, phát triển và đổi mới, Số chuyên đề 24, năm 2023, tr. 54-60. 


Tóm tắt: Ủy ban Dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức là một mô hình điển hình trên thế giới với tính chất là một ủy ban Hiến định, một ủy ban chuyên môn về dân nguyện. Sự độc đáo của mô hình này chính là ở việc tạo ra một cơ chế vừa bảo đảm quyền thỉnh nguyện của người dân, vừa giám sát thi hành pháp luật và giám sát văn bản pháp luật thống nhất, vừa giúp Hạ viện thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa tránh được việc mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, thẩm quyền với các cơ quan nhà nước khác. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ vị trí pháp lý, thẩm quyền, quy trình hoạt động của Ủy ban dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở ở Việt Nam.

QUỐC-HỘI-ĐỨC.jpg

Từ khoá: Uỷ ban dân nguyện, Ban dân nguyện, quyền thỉnh cầu.
Abstract: The Petition Committee in the Federal Republic of Germany is a typical modality in the world as a Constitutional committee, a specialized committee on civil petition. The uniqueness of this modality is that it establishes a mechanism that both ensures the people's right to petition, supervises law enforcement and supervises unified legal documents, and helps the House of Representatives to enforce the law with their functions and tasks, while it is to avoid the conflicts and overlaps in functions and authority with other state agencies. Within this article, the author provides an analysis and clarification of the legal position, authority, and operation mechanism of the Petition Committee in the Federal Republic of Germany, thereby also make comparisons and suggestions for Vietnam.
Keywords: The Petitions Committee (Der Petitionsausschuss); the Committee on People’s Aspiration; right to petition.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

HIẾN PHÁP NĂM 1946 NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ


"Hiến pháp năm 1946 những giá trị lịch sử" là cuốn sách chuyên khảo do Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội ấn hành năm 2017. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết trong Hội thảo khoa học "70 năm Hiến pháp Việt Nam" do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Hà nội. Các bài viết xoay quanh việc làm rõ những giá trị của bản Hiến pháp này cả về mặt tư tưởng lập hiến, quy trình xây dựng Hiến pháp, tổ chức bộ máy và phương diện quyền con người, quyền công dân. 

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI 2017



Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới được xuất bản năm 2017 là một ấn phẩm mới mà tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết. Từng nội dung trong giáo trình này đã được chỉnh lý, bổ sung, cập nhật nhiều nội dung mới so với các ấn phẩm trước đó. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học ngành luật và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, cũng như những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. 

CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH THỜI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM

Có nhận định cho rằng người Pháp đã thất bại trong những lần cải lương hương chính ở Việt Nam. Tác giả bài viết lại cho rằng người Pháp đã có nhiều thành công. Đây là bài viết tham gia Hội thảo quốc tế "Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam" do Khoa Luật, ĐHQGHN, Trung tâm nghiên cứu Quản trị và phát triển hải đảo thuộc Đại học Polynesie (PUF) và Trung tâm Luật về Y tế thuộc Đại học Aix-Marseille-Universite đồng tổ chức ngày 13/5/2016.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG: "NHÁNH QUYỀN LỰC THỨ NĂM" Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, Vận động chính sách công: "Nhánh quyền lực thứ năm" ở Cộng hòa liên bang Đức, in trong sách: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên), Vận động chính sách công - lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản lao động, Hà nội, 2015, tr. 277-291.
Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, vận động chính sách công (hay vận động hành lang) đang được nhìn nhận như một hiện tượng xã hội có tính thời sự. Ở Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, vận động chính sách công được nhìn nhận như một nhánh quyền lực thứ năm, bên cạnh các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí. Không những thế, hoạt động này còn được nhìn nhận một cách tích cực, được pháp luật bảo hộ và có những tiêu chuẩn nhất định. Bài viết dưới đây góp phần làm sáng tỏ lịch sử ra đời, các quan niệm về vận động chính sách, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động này ở CHLB Đức hiện nay. 

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

ĐẠI HIẾN CHƯƠNG MAGNA CARTA: NGUỒN CỔ VŨ ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỘC TÀI CHUYÊN CHẾ

Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tuần Việt Nam,
Đăng ngày: 30/5/2015,
truy cập đường link gốc tại đây
Nhân loại đã, đang và sẽ còn nhắc đến bản Đại hiến chương Tự do Carta của nước Anh vì tầm quan trọng và ý nghĩa khởi nguồn của tư tưởng pháp quyền và tư tưởng bảo vệ những giá trị cơ bản nhất của con người.
Tháng 6 tới, lễ kỷ niệm 800 năm bản Đại hiến chương này sẽ được tổ chức rộng khắp. Nội dung chính của bản Đại hiến chương Magna Carta đề cập đến hai vấn đề lớn: (1) tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) – bất kỳ ai kể cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật; (2) bảo vệ các quyền của những người tự do, trong đó có quyền không bị bắt giam trái pháp luật, quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một cách công bằng.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH PHÁP VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC Ở TRUNG ƯƠNG Ở ĐỨC VÀ GỢI MỞ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý,
Số 6(85)/2014, tr.53-61.
Trong tất cả các bộ phận cấu thành nên quyền lực nhà nước, hành pháp là nhánh quyền lực thể hiện rõ nhất bản tính nhà nước, hành pháp là thiết chế duy nhất nắm cả biên chế và ngân sách. Tuy nhiên, đây không phải là nhánh quyền lực hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện hoặc đứng trên các nhánh quyền lực khác, mà xét về bản chất là một thiết chế độc lập và chịu trách nhiệm. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ bản chất của hành pháp thông qua tìm hiểu mối liên hệ giữa hành pháp và các cơ quan khác ở trung ương của Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, từ đó tham chiếu, bước đầu đưa ra những gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

"HÃY PHÁ ĐỔ BỨC TƯỜNG NÀY!"

Nguyễn Minh Tuấn
Hai mươi lăm năm trước (9/11/1989 - 9/11/2014) bức tường Berlin - bức tường ngăn cách giữa hai miền Đông và Tây Đức đã bị phá bỏ. Sự kiện này là bước ngoặt vĩ đại nhất làm thay đổi thế giới cuối thế kỷ XX. Phá bỏ một bức tường vật chất hữu hình đã khó, nhưng khó hơn bội phần là làm sao phá bỏ được cả những rào cản vô hình là những định kiến, sự bất đồng, lòng hận thù, sự dối trá, sự sợ hãi trong tâm tưởng do chính những con người hoặc do từng con người tạo ra. Nước Đức, người dân Đức đã làm được điều kì diệu đó. Hãy cùng xem và suy ngẫm về những khoảnh khắc quan trọng của lịch sử thế giới cuối thế kỷ XX.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

QUYỀN SỐNG: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 6/10/2014,
truy cập đường link gốc tại đây

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đề cập đến quyền sống (right to life) với tính chất là một quyền riêng biệt tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Nội dung, phạm vi của quyền sống và trách nhiệm của nhà nước đến đâu trong việc bảo vệ quyền sống của con người vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. 

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

THUẬT NGỮ LATINH CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Nguyễn Minh Tuấn
Khi học luật, có bao giờ bạn nghĩ tới tìm hiểu những thuật ngữ pháp lý gốc được diễn đạt ra sao không? Nếu có, thì đây là một cuốn sách phù hợp dành cho bạn, giúp bạn tự học và nắm bắt những thuật ngữ này một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
Nguồn cội ngôn ngữ luật pháp là Tiếng Latinh. Đây là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã, nơi khởi nguồn của Luật La Mã, với những thuật ngữ pháp lý, qui tắc mang tính chuẩn mực. Các thuật ngữ pháp lý trong Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp mà chúng ta sử dụng hiện nay đa phần đều có nguồn gốc từ Tiếng Latinh.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ VÀ VIỆC MỞ RỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 6 (314)/ 2014, tr. 35-42, 62

Bài viết dưới đây góp phần thảo luận những tư duy căn bản về dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, những ưu điểm và  hạn chế của những hình thức này, đồng thời đánh giá thực trạng cũng như chỉ ra  phương hướng mở rộng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC: MỘT THIẾT CHẾ ĐỘC LẬP VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM

TS. Nguyễn Minh Tuấn, Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 09 (265), Kỳ 1 - Tháng 5/2014, tr. 68-72.
Khác với chính thể Cộng hòa Tổng thống, người đứng đầu hành pháp là do dân bầu và tương đối độc lập, ít phụ thuộc vào nhánh lập pháp thì trong chính thể Cộng hòa đại nghị ở Đức, Nghị viện có quyền thành lập Chính phủ, có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tuy nhiên, Chính phủ liên bang Đức không phải là thiết chế hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện, là "cánh tay nối dài" của Nghị viện, mà là một thiết chế độc lập và chịu trách nhiệm về chính sách phát triển đất nước. Góp phần làm rõ hơn vấn đề này, bài viết tập trung phân tích những đặc trưng cơ bản của Chính phủ trong mối liên hệ với thiết chế Hạ nghị viện ở Cộng hòa liên bang Đức hiện nay. 

DÂN CHỦ TRONG THẾ KỶ XXI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG QUY TRÌNH SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÊN THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Viện Chính sách Công và Pháp luật, Sách "Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến - lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2013, tr. 208-222.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, nhận thức như thế nào về vấn đề dân chủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cũng giống như nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, vấn đề dân chủ trên thế giới hiện nay ra sao cũng có nhiều thay đổi trong cách quan niệm.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT CẦN HỌC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT?


Lịch sử pháp luật là những gì đã xảy ra rồi nên kém hấp dẫn? Không. Lịch sử pháp luật không đứt đoạn với hiện tại. Quá khứ là một kho kinh nghiệm. Muốn tìm những lời giải cho những vấn đề pháp lý hiện tại đang diễn ra, nhất thiết phải tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, cách xử lý, giá trị kế thừa từ trong quá khứ.

Học lịch sử pháp luật chỉ là học thuộc? Không. Cách giết chết lịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc, không cần tư duy, suy nghĩ. Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chi tiết nhỏ, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay.

Học lịch sử pháp luật là học nhiều? Không. Bạn chỉ cần nắm chắc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự kiện mà không biết hoặc biết không chính xác thì không thể hiểu được những vấn đề khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác. Thà ít mà tốt, biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (xuất bản lần thứ hai), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2014.
Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những hiểu biết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới từ lâu đã là môn học căn bản thuộc khối kiến thức chung của ngành luật, được giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo luật học trong cả nước. Đây là một môn học cần thiết và rất lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngoài cung cấp một lượng kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người học chỉ ra được nhiều bài học kinh nghiệm, giá trị kế thừa, lý giải được những vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử thế giới.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

CÁC BẢN HIẾN PHÁP LÀM NÊN LỊCH SỬ


Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử
Biên soạn và giới thiệu:
Albert P. Blaustein
Jay A. Sigler

Dịch giả: Võ Trí Hảo, Hà Quế Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Khánh Phương

Hiệu đính: Võ Trí Hảo, Nguyễn Minh Tuấn, Đoàn Hồng Hạnh, Cao Xuân Phong, Thanh Tâm, Quang Hồng


"Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử" là một trong những cuốn sách được biên soạn công phu và giới thiệu đầy đủ nhất về lịch sử phát triển, cũng như các khuynh hướng phát triển của Hiến pháp trên thế giới.
Cuốn sách nổi tiếng này được hai tác giả Albert P. Blaustein Jay A. Sigler biên soạn. Đây là công trình tập hợp và giới thiệu đầy đủ nhất về các dòng chảy đa dạng, các nguyên lý của Hiến pháp trên thế giới. Không chỉ những bản Hiến pháp của Phương Tây, mà cả những bản Hiến pháp có tính chất mở đầu cho những cuộc cải cách lớn ở Phương Đông, ví dụ như Hiến pháp Meiji của Nhật Bản, Hiến pháp Trung Hoa cũng được giới thiệu, phân tích đầy đủ trong cuốn sách này.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

BƯỚC ĐI MẠNH MẼ CỦA DÂN CHỦ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam,
đăng ngày 20/9/2013,
truy cập đường link gốc tại đây
Dân chủ trong thế kỷ XXI phải là dân chủ thực chất. Dân chủ chẳng những chấp nhận sự khác biệt, mà còn lấy sự khác biệt, tính đa dạng trong nhân cách để làm nền tảng cho sự phát triển.

Cội nguồn của khái niệm dân chủ bắt nguồn từ thời cổ đại ở Aten (Hy Lạp). Dân chủ theo gốc tiếng Hy Lạp là ''demokratia", nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.[1] Abraham Lincoln cũng tuyên bố dân chủ là một chính quyền của dân, do dân và vì dân (a government of the people, by the people, for the people), đối lập với chế độ độc tài.[2]
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, cũng giống như nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, vấn đề dân chủ cũng có nhiều thay đổi trong cách quan niệm. Nhiều nhà khoa học cho rằng trong thế kỷ XXI, chúng ta đã và sẽ chứng kiến những thay đổi quan trọng liên quan đến vấn đề dân chủ như sau:

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

GEWALTENTEILUNG IM DEUTSCHEN GRUNDGESETZ – EIN VORBILD FÜR VIETNAM (Phân quyền trong Luật cơ bản Cộng hòa liên bang Đức và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam)


(Quelle: DAAD Alumni Treffen, Hanoi, 2013, http://www.daadvn.net/download/130510_Alumni-Treffen/Gruppenfoto_l.jpg)

Beitrag von Dr. iur. Nguyen Minh Tuan (Juristische Fakultät, Vietnam Nationaluniversität, Hanoi), DAAD Alumni Workshop: Die Verfassungsreform aus der Perspektive der Rechtswissenschaft - eine Alumni-Debatte (10.–12.05.2013) 
(Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội, tham gia Hội thảo DAAD: Cải cách Hiến pháp từ góc nhìn khoa học pháp lý - Thảo luận giữa các cựu sinh viên [Tổ chức từ ngày 10.05.2013 đến ngày 12.05.2013])

1). In Deutsch (Tiếng Đức) Gewaltenteilung im deutschen Grundgesetz ein Vorbild für Vietnam
2). In Vietnamesisch (Tiếng Việt) – Phân quyền trong Luật cơ bản Cộng hòa liên bang Đức và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
3). Präsentation in Deutsch (Thuyết trình Tiếng Đức), zum Download zur Verfügung unter:  
http://www.thomas-schmitz-hanoi.vn/Downloads/DAAD-Workshop_Verfassungsreform_Nguyen-Minh-Tuan-ppt.pdf